CAST / CASTING / MOLDING:

Không, không, Casting không phải là Cast diễn viên nhân vật cho một bộ film hay một vở kịch nào đó. Tiếng Anh, Cast còn có nghĩa là đổ khuôn. Đổ khuôn là một hình thức đổ một hợp chất hóa lỏng ở nhiệt độ cao vào một khuôn đúc, sau một thời gian ngắn, hợp chất sẽ tự động hóa rắn và tạo thành hình theo khuôn mẫu. Việc đổ khuôn này giúp cho việc tạo một đối tượng hay thành phẩm giống y như khuôn mẫu gốc của nó hoặc tạo sản phẩm với chất lượng và thành khác so với khuôn mẫu gốc ban đầu, ngoài ra đổi khuôn còn giảm thời gian tạo hình so với cách thức thủ công, phù hợp cho việc sản xuất đại trà và số lượng lớn. Qúa trình đổ khuôn cực kì dễ dàng và nhanh chóng nhưng không kém phần độc hại vì thành phần phải tiếp xúc với việc đổ khuôn là hóa chất tổng hợp.

Đổ khuôn thường để tạo ra các sản phẩm như vật liệu thay thế, các bù lông ốc ít, đồ cosplay sản xuất đại trà hoặc dụng cụ gia đình v.v

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

CASTING VÀ CÁC BƯỚC CƠ BẢN:

Không chỉ đổ khuôn là xong. Trước hết ta phải có khuôn đổ, khuôn đổ là thành phần tạo hình, Khuôn đổ kèm theo với nhiều thành phần kích thước khác nhau. Chúng ta có khuôn đổ bằng gỗ, sắt, thép, gan và cao su hay nhựa tổng hợp. Để tạo được khuôn đổ, ta phải có vật mẫu gốc.

Mẫu gốc là vật cần đổ khuôn hay còn gọi là mẫu chính và từ đó ta có thể đổ khuôn ra mẫu copy khác giống nhau 100%

Vật phẩm hoàn thành là sản phẩm cuối cùng cho ra của quá trình đổ khuôn.

HƯỚNG DẪN VÀ QUY TRÌNH ĐỔ KHUÔN:

Trước các bạn phải tìm hiểu qua vật liệu, chất liệu và một số hóa chất cũng như là sự hiểu biết về hóa chất, Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về việc xảy ra cháy nổ hay bất cứ việc gì liên quan đến tính mạnh. Đổ khuôn là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ cao.

Về hóa chất đổ khuôn và làm khuô đúc, Hãy tham khảo trên website https://www.smooth-on.com/

Cung cấp thông tin và vật liệu đổ khuôn cho các bạn từ A đến Z.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH


1

Chọn cho mình một vật mẫu gốc, trong trường hợp bạn không tạo được vật mẫu gốc, bạn có thể tham khảo trên mạng vật liệu hay chất liệu nào phù hợp cho khuôn. Kì này mình sử dụng những vật liệu không thấm nước và có độ cứng và chịu nhiệt cao là Sắt hoặc nhôm. 

2

Đặt vật mẫu vào một tấm Formax.

3

Sử dụng đất sét mỹ thuật, loại đất sét bạn có thể mua tại các cửa hàng bán đồ văn phòng phẩm hoặc mỹ thuật, đưa một ít nước để cho đất sét mềm và dễ nặn, ịn sát 2 bên bề mặt vật mẫu.

4

Dắp đất sét ngập 50% vật mẫu và buộc phải kín với vật mẫu 

5

Dùng dao tạo hình đất sét, kéo phẳng 2 bên bề mặt của đất sét 

6

Lấp kín các rảnh và các khe của vật mẫu

7

Dùng một đầu bút tròn thấm ít nước và bấm rãnh tròn xung quanh vật mẫu như hình, điều này giúp tạo điểm G cho khuôn để lúc ghép 2 khuôn lại với nhau giúp cho khuôn không bị xê dịch khi xếp vô nhau 

8

Dùng 4 miếng Formax khác tạo một hình hộp chữ nhật xung quanh vật mẫu

9
Sử dụng sơn clear primer để tránh vật mẫu bị dính chặt vô khuôn, điều này lớp sơn có thể dính thẳng lên vật mẫu, nên cân nhắc trước khi sơn.

10

Tiếp theo là phần pha hỗ hợp. Đây là hỗn hợp silicon A, nên chú ý là mọi chi tiết pha hóa chất, chúng tôi se không cung cấp vì có liên quan đến nhiều thành phần nếu không hiểu rõ sẽ gây hại trong quá trình làm, mọi chi tiết xem thêm tại website đầu bài.

1a

Sau khi pha xong siliconm đổ trực tiếp lên trên vật mẫu và chờ tầm hơn 1 tiếng đồng hồ

2a

Sau khi lớp Silicon A đã khô, tháo toàn bộ lớp Formax bọc bên ngoài ra

3a 4a

Tháo cả lớp đất sét ở phía dưới và bắt đầu rửa sạch khuôn silicon A

5a 6a
Tiếp tục quay lại quy trình đổ silicon như ban đầu để tạo Silicon B, quy trình này là lập lại bước của tạo khuôn Silicon A nhưng không có đất sét

7a 8a 9a 10a

Một khi đã tạo 2 khuôn silicon như hình, cắt một lỗ đủ để đổ khuôn ở 1 trong 2 đầu khuôn silicon

1b

Kiếm 2 tấm ván ép hoặc 2 ván gỗ, đặt 2 bề mặt khuôn silicon và dùng thun buộc lại để 2 miếng khuôn không bị hở ra

2b

Tiếp đến là pha hỗn hợp nhựa Resin, Nhựa Resin là dạng dựa tổng hợp đi kèm với hóa chất tạo khuôn Silicon (thông tin trên website) hỗn hợp này được pha 5o/50 như keo AB trên thị trường.

3b 4b 5b 6b
Sau khi pha xong Resin, đổ trực tiếp vào lỗ khuôn, chờ ít nhất là từ 2 đến 3 tiếng để Resin đóng đặc lại trong khuôn silicon.
7b 8b

Sau Resin khô đặc lại, từ từ bốc 2 miếng khuôn silicon ra một cách nhẹ nhàng và cuối cùng chúng ta đã có thành phẩm như ý muốn.

9b

Comments

comments